Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Giáo viên vùng đặc biệt khó khăn chỉ được hưởng một mức ưu đãi cao nhất

4:46 PM, 16/11/2011 (Chinhphu.vn) – Giải đáp vướng mắc của ông Lê Văn Toàn và ông Nguyễn Trọng Khang, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ được hưởng một mức cao nhất trong số các chính sách cùng loại đang được thực hiện. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lê Văn Toàn, giáo viên công tác tại xã Bản Phùng, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và ông Nguyễn Trọng Khang, giáo viên trường THCS xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, phản ánh với nội dung như sau: Kể từ ngày 1/1/2011, các giáo viên công tác tại xã Bản Phùng (tỉnh Lào Cai) và xã Đoàn Kết (tỉnh Lạng Sơn), 2 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, bị cắt chế độ phụ cấp đang hưởng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Theo phản ánh của các địa phương, mặc dù đến nay chưa có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các xã này đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (giai đoạn II), nhưng thời điểm áp dụng theo quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg đã hết hiệu lực, trong khi Nghị định 61/2006/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Vì vậy, từ ngày 1/1/2011 đến nay, các địa phương này đều không thực hiện chính sách đối với các đối tượng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP nêu trên. Ông Lê Văn Toàn và ông Nguyễn Trọng Khang đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về các trường hợp này. Sau khi trao đổi với Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến như sau: Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành ngày 20/6/2006, đến nay Chính phủ chưa có văn bản yêu cầu dừng thực hiện. Vì vậy, những chính sách quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP vẫn đang được thực hiện đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện – kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên toàn quốc. Ngày 24/12/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngày 31/8/2011 Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC của liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 3 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó”. Theo quy định nêu trên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ được hưởng một mức cao nhất trong số các chính sách cùng loại đang được thực hiện. Căn cứ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các chính sách quy định tại Chương III Nghị định số 61/2006/NĐ-CP kể từ ngày 1/1/2011 đến hết tháng 2/2011. Từ tháng 3/2011 trở về sau được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP này, đồng thời được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ. Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dâ

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

PHẦN MỀM TẠO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING

Danh mục một số phần mềm e-Learning 1. Adobe Presenter (chạy trên powerpoint) http://www.adobe.com/products/presenter/ 2. Articulate Presenter (chạy trên powerpoint) http://www.articulate.com/ 3. Adobe Captivate https://www.adobe.com/cfusion/tdrc/index.cfm?product=captivate&loc=en_us; 4. LectureMAKER (Cục CNTT cung cấp) http://edu.net.vn/media/g/daulsoft/default.aspx; 5. Wondershare PPT2flash (chạy trên powerpoint); www.wondershare.com; 6. Adobe Connect là phòng họp và học ảo, phòng eLearning, lớp học ảo. Adobe Connect giúp đưa bài giảng soạn bằng Adobe Presenter và Captivate trực tiếp lên mạng. Hiện tại Cục CNTT cấp cho các đơn vị sử dụng qua địa chỉ tên miền http://hop.edu.net.vn. Có thể dùng thử qua http://hop.edu.net.vn/thunghiem; 7. Phần mềm quay hoạt động màn hình Camtasia http://www.techsmith.com/camtasia.html; 8. MS Producer (phiên bản 2011); tải về từ http://edu.net.vn/media/p/455219.aspx; 9. Adobe Authorware; 10. Adobe Director; 11. Raptivity; 12. LMS Moodle (mã nguồn mở) http://moodle.org/downloads/; 13. LMS Dokeos (mã nguồn mở) http://www.dokeos.com/en/download.php; 14. Tài nguyên và phần mềm giáo dục http://www.yenka.com 15. Tham khảo tài nguyên giáo dục http://www.edumedia-sciences.com/en/ http://www.edumedia-share.com/ http://smarttech.com/classroomsuite 16. Các template trong powerpoint http://www.edrawsoft.com/ 17. Phần mềm chuyển PowerPoint sang Flash iSpring http://www.ispringsolutions.com/free_powerpoint_to_flash_converter.html; 18. Sử dụng các phần mềm về bản đồ tư duy (tìm với từ khoá mind map) http://www.visual-mind.com/download.php;

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

giải đáp 1 số thắc mắc về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo

Không thiếu tiền trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên - Lương giáo viên từ tháng 5/2011 có thêm khoản "phụ cấp thâm niên" nếu đủ các điều kiện. Kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã được rót về cơ sở. Nhà giáo được truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các cơ sở. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự Nhà giáo được truy lĩnh từ tháng 5/2011 - Xin ông cho biết những đối tượng nào sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên? Quy định hướng dẫn chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo dạy trường công và trường tư có sự khác biệt nào không, thưa ông? Ông Trần Kim Tự: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 54 quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo trong các trường công lập, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên tịch số 68 hướng dẫn thực hiện. Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/2. Trong Thông tư cũng khẳng định rõ, đối tượng được hưởng là các nhà giáo dạy trong các trường công lập, trong các cơ sở giáo dục công lập. Phạm vi của các cơ sở giáo dục công lập được nêu rất rõ ở Điều 1 của Nghị định. Nhà giáo trường tư có được hưởng không thì Nghị định cũng không cấm không được hưởng. Vì đây là hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước cho nên được quy định trong các trường công. Còn các trường tư có thể vận dụng chính sách này đưa vào giao kết hợp đồng lao động về chế độ chính sách đối với các nhà giáo làm việc trong các trường tư, các cơ sở giáo dục tư. Có thể áp dụng dưới hình thức như tăng lương, thâm niên hoặc hình thức khác phụ thuộc vào chế độ hợp đồng. Tuy nhiên, nhà giáo dạy trường tư có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sau đó lại được tuyển dụng vào trường công thì trong thông tư hướng dẫn có nêu rất rõ. Những nhà giáo chưa thuộc diện biên chế trong các trường công lập nhưng đã có thời gian tham gia bảo hiểm bắt buộc ở trường tư, sau đó được tuyển ngay vào các trường công lập thì thời gian đó sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên. - Theo hướng dẫn ban hành thì mốc tính phụ cấp thâm niên cho những nhà giáo công tác tính hưởng từ thời gian 1/5/2011 đến nay. Vậy thời gian công tác từ tháng 4/2011 trở về trước được tính như thế nào, thưa ông? Ông Trần Kim Tự: Nghị định ban hành ngày 4/7/2011 và có hiệu lực sau đó 45 ngày. Tuy nhiên hiệu lực của chế độ thì lại được Chính phủ đồng ý cho các nhà giáo hưởng phụ cấp thâm niên từ 1/5/2011 phù hợp với mốc tăng lương tối thiểu chung đối với cán bộ công chức, viên chức của nhà nước. Như vậy tất cả giáo viên đủ điều kiên nhận phụ cấp thâm niên từ tháng 5/2011. Về kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo tôi khẳng định là không thiếu nguồn. Nhà giáo được truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các cơ sở. Còn từ trước ngày 1/4/2011 trở về trước thì không được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Nghĩa là trong lương của nhà giáo từ tháng 4/2011 trở về trước thì không có phụ cấp thâm niên. Lương giáo viên từ tháng 5/2011 bắt đầu được tính phụ cấp thâm niên nếu đủ các điều kiện. Thời gian hưởng, cách tính và mức hưởng cụ thể thông tư quy định rất rõ. Kinh phí chi phụ cấp không thiếu - Ngân sách chi phụ cấp thâm niên cho nhà giáo dạy trường công lấy từ đâu? Và trường tư lấy nguồn từ đâu? Vì nhiều ý kiến băn khoăn, thời điểm hướng dẫn có hiệu lực cũng là thời điểm năm học gần kết thúc, liệu có lý do "thiếu ngân sách" dẫn đến nợ phụ cấp của giáo viên không thưa ông? Ông Trần Kim Tự: Trong hướng dẫn xác định rất rõ, đối với các cơ sở giáo dục được ngân sách nhà nước đảm bảo 100% thì kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo do nhà nước chi trả. Thông tin từ Bộ Tài chính tôi được biết thì ngân sách chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã rót về các cơ sở. Về kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo tôi khẳng định là không thiếu nguồn. Nhà giáo được truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các cơ sở. Đối với cơ sở giáo dục ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, một phần tự chủ thì kết hợp hai nguồn này để chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo. Còn những cơ sở giáo dục tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thì họ sẽ trích từ nguồn ngân sách tự chủ để chi trả. - Điều này đồng nghĩa với việc không xảy ra tình trạng nợ phụ cấp thâm niên của nhà giáo? Ông Trần Kim Tự: Việc chi trả phụ cấp thâm niên, đặc biệt là phần truy lĩnh từ tháng 5/2011 đến nay chắc chắn còn phụ thuộc vào việc tính toán quyết định của địa phương. Còn nguồn tiền tôi khẳng định họ đã chuẩn bị được rồi. Nhà giáo được truy lĩnh vào thời điểm nào thì còn phụ thuộc vào tốc độ triển khai thực hiện theo hướng dẫn thông tư 68 của các cơ sở. Tuy nhiên, theo như tôi biết thì khi chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn thì đã có một số trường ĐH tự chủ về ngân sách họ đã tính cho các nhà giáo từ tháng 9, tháng 10/2011. Mặt khác, các sở GD địa phương cũng căn cứ vào Nghị định để có dự toán nguồn chi. Vì hàng năm vào cuối năm thì các cơ sở phải tính dự toán nguồn chi cho năm sau. Do đó, dù chưa có hướng dẫn nhưng các sở đã có dự toán nguồn chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo để báo cáo với UBND tỉnh. - Bộ GD-ĐT sẽ giám sát thế nào để tin vui này không làm giáo viên dài cổ ngóng chờ, thưa ông? Ông Trần Kim Tự: Trong quản lý nhà nước không thể bỏ qua chức năng giám sát. Tuy nhiên, căn cứ tính tự chủ của các cơ sở thì Bộ sẽ có giám sát thông qua các hệ thống của mình. Ví như giám sát việc thực hiên của các địa phương thông qua các sở, phòng GD-ĐT. Đồng thời giám sát trực tiếp các đơn vị trực thuộc và sẽ giám sát thông qua phản ánh của dư luận. Vì mình Bộ không thể đi hết tất cả các cơ sở giáo dục được nên phải chủ động thông qua các kênh như đã nói và thông qua chế độ báo cáo. Hiện lực lượng nhà giáo có gần 1,1 triệu nhưng không phải tất cả các nhà giáo đều được hưởng. Nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên phải đủ điều kiện theo quy định. Chúng tôi ước tính thì có khoảng gần 1 triệu nhà giáo hưởng phụ cấp thâm niên. Có những nhà giáo đang đứng lớp nhưng thiếu số năm thì phải chờ.

Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo - 16.02.2012 Nghị định 14/2012/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với CB, CC, VC và LLVT và Mục I Bảng PC chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong CQNN, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, vị thuộc QĐ và CAND - 09.03.2012 Nghị định 08/2012/NĐ-CP ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ - 20.02.2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2011 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ-CP) như sau: Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP 1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). 2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập. 3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể: a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15); b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này. Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP 1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập); c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có); d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề; đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. 2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. 3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau: Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%. Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%. Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%. 3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng Điều 3. Hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP 1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được thực hiện như sau: a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; b) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; c) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị. Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định. Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu theo các Biểu 1, Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 5a (đối với khối địa phương), hoặc Biểu 1, Biểu 4, Biểu 5b (đối với Bộ, ngành trung ương) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. 2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước. Điều 4. Hướng dẫn về hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012. 2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. 3. Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập a) Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định; b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định; c) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành. 4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên theo các Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 4. 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Nguyễn Duy Thăng KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Vinh Hiển KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Nguyễn Ngọc Phi KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Nguyễn Thị Minh Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Website các Bộ: GDĐT, NV, TC, LĐTBXH; - Lưu: Bộ GDĐT (VT, TCCB); Bộ NV (VT, VTL); Bộ TC (VT, HCSN); Bộ LĐTBXH (VT, PC).

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

20 điều người giáo viên cần biết



  
               20 điều người giáo viên cần biết
1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của các em.
2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để các em luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của các em. 
3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng các em tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó các em sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một "kỷ luật lý tưởng" trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những "phát minh" nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. 
7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.
8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.
9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.
10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.
12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.
13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.
15. Hãy nhớ rằng trên lớp, học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.
16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
19. Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng.
                                                                 (Sưu tầm)


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Photoshop CS: Ghép 2 hình đơn giản làm một



Hãy tưởng tượng, bạn của bạn vừa mới đi thăm quan. Cảnh ở đó thật đẹp, và tất nhiên bạn cũng không quên lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm đó bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số của bạn. Hơn 100 tấm ảnh được copy vào máy tính. "Trời, trong số 100 ảnh đó, có rất nhiều ảnh bạn muốn ghép chúng lại làm 1 để tạo nên không gian rộng hơn cho hình bạn chụp. Phải làm thế nào đây?". 

Thực ra có rất nhiều cách hòa trộn 2 hình lại với nhau, mỗi tình huống khác nhau mà bạn sẽ phải sử dụng phương pháp khác nhau. Trong bài thực hành này , tôi chỉ đưa ra một phương pháp đơn giản nhất, nhưng không kém phần hiệu quả để giúp bạn hoàn thành việc đó.

Bước 1: Khởi động Photoshop CS, mở 2 ảnh mà bạn có ý định ghép chúng làm một.

Ở đây tôi đưa ra 2 hình sau: hue.jpghocsinh.jpg
Hình 1
Hình 2
Chú ý: bạn phải chọn 2 hình có gam mầu tương ứng với nhau. Nếu 1 trong 2 ảnh khác nhau về mầu gam mầu quá, bạn sẽ phải tiến hành căn chỉnh mầu sao cho 2 hình phù hợp với nhau.

Bước 2Ctrl + N để tạo một document mới. Nhưng trước khi thực hiện bước này, bạn nên kiểm tra xem kích thước của 2 ảnh gốc để đặt kích thước phù hợp cho document mới.

Trong bài thực hành này, tôi đặt document mới có kích thước: 600 x 240 pixels, Background: #ffffff (mầu trắng)

Bước 3: Dùng các công cụ Crop hay Marquee để cắt lấy những góc cạnh phù hợp nhất của 2 ảnh theo ý bạn.
Hình 3
Bước 4: Copy lần lượt các hình hue.jpghocsinh.jpg sang document mới.
Hình 4
Đặt tên cho các layer: anh Hue, Hoc sinh.
Hình 5
Bước 5: Hòa trộn 2 hình.

Chú ý: cách sắp xếp các layer trước và sau rất quan trọng. nó quyết định xem bạn đang có ý định hòa trộn Layer nào lên layer nào để cho hình được tự nhiên.

Ví dụ này, tôi sắp xếp Layer "hoc sinh" lên trên Layer "Hue"

Công việc tiếp theo của tôi bây giờ là làm mờ Layer "hoc sinh".

- Click chuột chọn Layer  "hoc sinh " (Nếu bạn có ý định làm mờ layer nào thì click chọn layer đó)
Hình 6
- Dùng Rectangular Marquee, hay Elliptical Marquee chọn Feather: 20-50 px,  tùy theo góc cạnh và độ lớn của hình.


Bao quanh những góc muốn xóa trên layer "hoc sinh"
Hình 7
- Nhấn phím "Delete" trên bàn phím để xoá vùng vừa chọn
- Lặp lại các bước chọn và xóa những góc ảnh theo ý bạn. đến khi bạn cảm thấy 2 hình đã tương đối hòa trộn.
Hình 8: Kết quả cuối cùng
Kết quả này vẫn chưa phải là một hình hoàn thiện. Chúng ta sẽ cần phải hiệu chỉnh tương đối gam mầu của hình hocsinh.jpg sao cho hợp với hình hue.jpg. Nhưng cách căn chỉnh mầu trong PS như thế nào, tôi sẽ giới thiệu với các bạn trong những bài sau.

Ví dụ 2: Trong ví dụ này, tôi bỏ qua các bước 1- 4. Mục đích giúp các bạn sử dụng tốt hơn công cụ marquee làm mờ những Layer khi cần thiết và tại sao có những trường hợp bạn phải xóa mờ dần cả 2 layer.

- Tôi có: 2 Layer "sen 1" và "sen 2" trên cùng một document mới (500 x 250 px)
Hình 9
Bước 5: Làm mờ layer sen 2.

- Click chọn layer sen 2
Hình 10
- Dùng Rectangular Marquee, đặt Feather: 30px (độ Feather này tăng giảm theo kích thước ảnh, và vùng lựa chọn ảnh)
Hình 11
- Xoá vùng đã chọn bằng phím "Delete" trên bàn phím

- Lập lại nhiều lần bước 5 -> Kết quả
Hình 12
Chắc bạn đang thắc mắc, vì bạn nhìn thấy một đường mờ ngăn cách giữ 2 hình. Đừng lo lắng ! Đó là viền của hình sen 1. Giờ ta sẽ tiến hành làm mờ layer sen 1.

Bước 6: Làm mờ layer sen 1

- Click chọn layer sen 1
Hình 13

- Tiếp theo bạn cũng dùng Rectangular marquee thực hiện các bước xóa như Bước 5 (nhưng bạn phải thật nhớ tăng giảm Feather sao cho phù hợp với kích thước ảnh.)

Kết quả cuối cùng bạn sẽ thấy.
Hình 14

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN



Có thể nhiều người không biết rằng khi 1 trong các máy thuộc mạng LAN có kết nối Internet thì máy khác đều có thể sử dụng đường truyền Internet của máy đó nếu như được cho phép.
Các máy tính sau khi kết nối với nhau thông qua mạng nội bộ (LAN) thì bạn có thể truy cập vào các thư mục chia sẻ của máy tính khác nằm trong mạng đó. Điều đó thì gần như người nào đã và đang dùng máy tính có lẽ đều biết. Nhưng bạn có biết rằng, khi 1 trong các máy trong mạng LAN có kết nối Internet thì máy khác đều có thể sử dụng đường truyền Internet của máy đó nếu như được máy đó cho phép?

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN



Hôm nay, EasyVN xin hướng dẫn cách để bạn kết nối 2 máy tính và chia sẻ đường truyền Internet thông qua mạng nội bộ này.

Trước hết, máy tính có kết nối Internet của bạn cần đảm bảo có 1 cổng mạng khác để kết nối mạng LAN với máy còn lại.

Phương pháp này thường được dùng để chia sẻ kết nối Internet từ 1 Laptop bắt được sóng Wi-Fi sang máy bàn (Laptop bắt được "Wi-Fi chùa" và Laptop kết nối LAN với máy bàn thông qua dây mạng). Trường hợp khác là 2 Laptop kết nối LAN bằng sóng Wi-Fi (là các kết nối mạng Lan không dây khá phổ biến), 1 trong 2 máy kết nối Internet bằng dây mạng.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


Bên trên chỉ là 2 trường hợp mà nhiều người dùng bình dân có thể thỏa mãn. Thực chất, bạn chỉ cần 2 máy tính bất kì, 1 trong 2 máy có 2 cổng mạng (Wi-Fi tính tương đương 1 cổng mạng) là đã có thể thực hiện thủ thật này.

Ví dụ với trường hợp 1 máy tính sử dụng Wi-Fi muốn chia sẻ với máy khác thông qua cổng mạng dùng dây thì bạn cấu hình máy tính có mạng như sau :

- Kết nối Wi-Fi của máy một cách bình thường để máy này có thể sử dụng Internet. Đồng thời máy này phải được kết nối LAN với máy còn lại thông qua dây mạng, kiểm tra bằng cách chia sẻ dữ liệu bình thường.

- Mở Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center, ở cột bên trái các bạn chọn dòng Change Adapter settings.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Tại đây, bạn sẽ thấy tất cả các card mạng mà máy mình có, rồi dễ dạng nhận thấy đâu là card mạng Wi-Fi của máy. Hãy click chuột phải vào nó và chọn Properties. Chuyển sang thẻ [I]Sharing [/I]và đánh dấu vào mục Allow other network users to connect through this computer’s internet connection.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Nhấn tiếp nút Settings và đánh dấu vào tất cả các mục có trong này.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Nhấn Ok và 1 cửa sổ cảnh báo hiện ra:

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Sang máy thứ 2, nếu máy tính của bạn vẫn để chế độ tự cấp IP thì không có gì phải chỉnh sửa, máy này đã có thể kết nối Internet bình thường. Nhưng nếu bạn để IP tĩnh thì bạn cần chuyển nó về chế độ tự động cấp IP bằng cách mở Network Adapter settings ở trên, chuột phải vào card mạng sử dụng để kết nối LAN với máy kia, chọn Properties.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Tại cửa sổ mới hiện ra, bạn click đúp vào mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4).

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Hộp thoại Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Properties hiện ra, bạn click chọn 2 mục Obtain an IP address automatically và Obtain DNS server address automatically.

Hướng dẫn chia sẻ đường truyền Internet giữa 2 máy tính kết nối mạng LAN


- Nhấn OK, vậy là máy thứ 2 của bạn đã có thể lướt Web bình thường.

Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều kiểu chia sẻ kết nối Internet giữa 2 máy tính, nhưng về cơ bản bạn chỉ cần đảm bảo 2 đường Internet và LAN của 2 máy này không trùng nhau là có thể thực hiện chia sẻ cho các máy còn lại trong LAN chứ không giới hạn chỉ có 2 máy.


Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

NHỮNG LỜI CHÚC TUYỆT VỜI CHO NGÀY LỄ TÌNH NHÂN


Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

{VnTim™} Hãy để cho những lời chúc Valentine vô cùng ngọt ngào của bạn "xâm chiếm" trái tim người bạn yêu thương.
Mùa Valentines lại đến… Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy 1 bờ vai chia sẻ, chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách... Chúc cho ngày lễ Valentines tràn đầy hạnh phúc, ko chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nước mắt cũng là niềm hạnh phúc ….

Dành cho những ai đang cô đơn
Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tình trước, hãy cố gắng bước qua nỗi buồn vì đâu đó vẫn có người đang chờ đợi bạn. Hãy ngừng ngóng trông về nơi cánh cửa đã đóng mà hãy dành cơ hội cho cánh cửa đang mở ra vì bạn. Đừng quên rằng bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều những người bạn thân.
Chúc bạn có một ngày Valentine thật vui bên cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. Và mong cho bạn sớm tìm được tình yêu đích thực của mình.

Dành cho những ai không còn cô đơn
Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

Tình yêu mang đến cho bạn hạnh phúc nhưng vẫn thường đi kèm với đau khổ. Nhưng chúng ta ai nấy đều tìm kiếm tình yêu trong suốt hành trình cuộc sống, bởi tình yêu luôn có nhiều điều kì diệu.
Chúc bạn có một ngày Valentine thật hạnh phúc bên cạnh người bạn yêu. Và tôi chắc rằng hạnh phúc đó được trao tặng từ một người yêu bạn chân thành nhất.

Dành cho những ai là "dân chơi"
Ngày Valentine là một ngày quan trọng và ba chữ "I love you" có ý nghĩa đặc biệt với một ai đó. Đừng nói lên ba chữ ấy nếu bạn không chắc. Đừng đem cảm xúc chân thành của người khác làm trò đùa. Đừng nhìn thẳng vào mắt người khác nếu những điều bạn sắp nói chỉ toàn là giả dối.

Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

Chúc bạn sớm trưởng thành hơn và biết quý trọng tình yêu cũng như những tình cảm chân thành ai đó dành cho bạn. Chỉ một tình cảm chân thực mới làm nên một Valentine ý nghĩa.

Dành cho những ai yêu mà không dám nói
Thật đáng tiếc khi bạn yêu đơn phương, nhưng còn đáng tiếc hơn nếu bạn yêu mà không dám nói cho người bạn yêu rằng bạn đang nghĩ gì. Khi bạn yêu một ai đó hãy dũng cảm đến nói với họ vì thánh Valentine đã dành cho bạn một ngày đặc biệt để bạn có thể làm điều đó.

Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

Chúc bạn có đủ tự tin và dũng cảm để thổ lộ với người ấy, và mong rằng người ta cũng sẽ đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành nhất.

Dành cho những ai muốn nối lại tình xưa
Mất rồi lại được, được rồi lại mất. Cuộc sống có những điều thật bất ngờ mà dường như đã được định sẵn...
Bạn phải nhận ra rằng cả hai có cùng chung một ký ức... Kỷ niệm xưa chợt ùa về... Một vòng tròn lớn - vòng tròn tình yêu.
Không có tình yêu nào vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu. Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và sắp sửa yêu sẽ mãi mãi được hạnh phúc!

Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

Những lời chúc Valentine  dành tặng bạn trai
- Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.
- Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh.
- "Trên Trái Đất có 8.000.000.000 người. Và em không hiểu vì sao em chỉ nhắn tin cho mỗi mình anh. Có lẽ vì 7.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được anh."

Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn

- "Thuê bao quý khách đang dùng hiện đang bị 1 thuê bao xinh đẹp khác để ý. Đề nghị quý khách chú ý."
- Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh – Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh?
- "Xin chào bạn. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để có 1 lời khen. Phím 2 cho một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 cho 1 nụ hôn. Phím 4 cho 1 cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi"
- Em xin lỗi anh hôm nay em bị hạn chế nhắn tin cho anh rồi... Hôm nay khám bệnh, bác sĩ bảo em phải hạn chế với những gì ngọt ngọt… mà anh lại ngọt ngào số một. Em đang liều mạng với tin nhắn này đấy. Happy Valentine-Day.
- "Nếu em là gió… thì tình anh là thảo nguyên mênh mông… Gió có thể vui chơi với mây trắng, đùa giỡn với cánh diều nhỏ…Nhưng gió không thể nhận ra chính mình nếu ngọn cỏ của thảo nguyên không lay động… Em rất vui vì đã có mặt trong giấc mơ của anh - giấc mơ mà anh là người hạnh phúc. Nhưng em mong rằng mình sẽ có mặt trong cuộc sống của anh - nơi mà cả hai chúng ta đều hạnh phúc…Em sẽ nhớ đến anh…sẽ cố nhớ đến anh…Vì em…(Chính em mà thôi)…”

Những lời chúc Valentine dành tặng cho bạn gái
- "Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em…Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc, và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi…Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.”
- Anh sẽ luôn nắm tay em ở chỗ đông người, không phải vì sợ em lạc mất, mà để mọi người nhìn vào trầm trồ rằng “hai đứa nó đang yêu nhau đấy”.
Những câu chúc Valentine hay nhất dành tặng bạn
- Anh sẽ ngồi im nhìn em khóc và làm nhiệm vụ tiếp tế khăn giấy cho em mỗi khi chúng mình xem phim buồn, dù anh thấy cái cảnh ấy chả có gì đáng rỏ nước mắt cả.
- Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này...
- Anh sẽ hồ hởi thức dậy vào lúc 4h sáng để nhắn tin cho em rằng: "Anh yêu em nhiều lắm".
- "Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời..."
- "Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Happy Valentine Day."